Máy giặt là thiết bị gia dụng khá phổ biến với các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, với dòng máy giặt hiện đại, sử dụng điều khiển từ xa thì còn khá lạ lẫm với nhiều người.
Vì vậy hôm nay Bếp Từ Thanh Hóa sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng bảng điều khiển máy giặt để bạn có thể dễ dàng sử dụng.
Máy giặt là thiết bị gia dụng khá phổ biến với các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, với dòng máy giặt hiện đại, sử dụng điều khiển từ xa thì còn khá lạ lẫm với nhiều người.
Vì vậy hôm nay Bếp Từ Thanh Hóa sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng bảng điều khiển máy giặt để bạn có thể dễ dàng sử dụng.
Về cơ bản, bảng điều khiển máy giặt có những nút với chức năng tương ứng ghi trên phím, cụ thể: nút nguồn, nút chọn Chương trình, nút chọn Mực nước, nút Chạy/Tạm dừng. Ngoài ra còn các mục hiển thị như: Thang đo và chọn mực nước, chương trình giặt, màn hình kỹ thuật.
1. Giặt quần áo tự động
Bước 1: Nhấn nút Power (Nút nguồn).
Bước 2: Mở cửa máy giặt và cho quần áo vào trong lồng giặt.
Bước 3: Đóng cửa máy giặt và cho bột giặt, nước xả vào khay đựng chuyên dụng.
Bước 4: Chọn giặt. Thông thường bạn nên để chương trình giặt ở chế độ Normal (Giặt thông thường) để tiện sử dụng cho quần áo hàng ngày của gia đình.
Bước 5: Chọn mức nước phù hợp. Mực nước chạy từ thấp đên cao theo số thứ tự: (4) Thấp 1; (3) Thấp 2; (2) Trung bình; (1) Cao. Tương ứng với mực nước, kế bên là chỉ dẫn bột giặt, giúp bạn dễ dàng xác định được khối lượng bột giặt phù hợp.
Bước 6: Bấm nút Start/Pause (Bắt đầu/Tạm dừng) để bắt đầu quá trình giặt.
2. Các chương trình giặt của máy
Chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy giặt cho bạn qua những nút này cho để lựa cho mình các chế độ giặt khác nhau cho từng loại vải khác nhau.
- (1) Tiêu chuẩn (Normal): Nút được sử dụng thường xuyên. Dành cho quần áo hàng ngày của gia đình bạn.
- (2) Giặt mạnh (Heavy Duty): Máy sẽ có chế độ vắt và giặt mạnh thường dùng cho quần áo bẩn nhiều hay chất liệu quần áo dày.
- (3) Giặt nhanh (Speedy): Dùng cho quần áo ít bẩn hoặc bạn muốn tiết kiệm thời gian giặt khi đang bận.
- (4) Giặt nhẹ (Dry care): Thường dùng cho quần áo ít bẩn, vải mỏng, quần áo trẻ em.
- (5) Giặt ngâm (Soak): Quần áo bẩn nhiều, hoặc những chất bẩn cứng đầu. Máy sẽ thêm một công đoạn ngâm vào trong chương trình giặt, giúp quần áo của bạn được sạch hơn.
- (6) Vắt (Spin): Chế độ chỉ vắt quần áo, không có quá trình giặt. Dùng khi bạn muốn vắt quần áo thêm lần nữa.
- (7) Vắt cực khô (Cyclone dry): Khi muốn quần áo của mình thật khô thì hãy sử dụng chức năng này. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng chương trình này vì việc vắt quần áo quá nhiều lần bằng máy sẽ làm cho quần áo dễ bị biến dạng, gây hư hỏng.
3. Giặt đồ dày
4. Chế độ giặt đồ trẻ em
Chọn chế độ Giặt nhẹ (Dry care) cũng là chế độ đê giặt quần áo trẻ em. Máy sẽ giặt cực nhẹ với các chất liệu quần áo của trẻ em.
5. Vắt quần áo những ngày trời mưa
Cách sử dụng máy giặt với chế độ vắt cực khô là điều rất cần thiết bởi thời tiết Việt Nam vào những ngày mưa dầm luôn là điều đáng lo ngại với các bà nội trợ, quần áo sẽ luôn bị ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu.
Máy có chế độ sấy quần áo cực khô, giúp quần áo nhanh khô hơn và tránh được các vấn đề trên.
Bạn có thể chọn chương trình vắt cực khô hoặc chỉ cần chương trình vắt khô ở phía trên.
6. Công nghệ VarioPerfect – Siêu tiết kiệm
Với công nghệ này bạn có thể thiết lập các chương trình nhanh hơn nên sẽ giảm thiểu được 65% thời gian giặt và 50% lượng điện tiêu thụ. Công nghệ này bạn có thể tìm thấy ở các dòng máy giặt cao cấp như Bosch.
7. Công nghệ ActiveOxygen – Loại bỏ 99,99% các loại vi khuẩn
Quần áo của bạn chưa một lượng lớn các loại vi khuẩn, vi trùng mà mắt thường không tìm thấy. Nhưng với công nghệ ActiveOxygen sẽ giúp bạn loại bỏ 99.99% các loại vi khuẩn.
Bếp Từ Thanh Hóa là nhà phân phối sản phẩm chính hãng, uy tín, đa dạng các sản phẩm như: máy hút mùi, bếp từ, máy giặt, lò vi sóng, máy rửa bát,… Với 6 showroom rộng khắp sẽ đáp ứng nhu cầu mua hàng của khách hàng.