Bí quyết bảo vệ họng cho giáo viên khi phải nói nhiều
Giáo viên là nghề phải nói nhiều nhất, đồng thời viêm – đau họng cũng trở thành nguy cơ thường trực. Vậy biện pháp nào để thoát khỏi điều đó?
Đề phòng viêm họng
Theo lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung, nói nhiều khiến họng bị cọ xát mạnh gây đau rát, nói không thành tiếng. Lâu ngày, bệnh viêm họng có thể biến chứng sang các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm họng hạt, viêm họng mãn tính… Với các thầy cô giáo – người luôn phải nói nhiều, nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn bất cứ ai.
Ngay cả khi bị ốm, đau họng, thầy cô cũng phải dùng giọng nói để giảng bài cho học sinh khiến bệnh càng nặng thêm. Do đó, giữ gìn và phòng tránh căn bệnh này rất quan trọng, nhất là khi trời trở, mưa gió, lạnh….
Lương y chia sẻ, cách dễ làm nhất, nên làm sạch mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý vào sáng và tối trước khi đi ngủ sau khi đánh răng, để bảo vệ họng khỏi viêm nhiễm.
Ngoài ra, có thể dùng cách ăn chanh, mơ muối hàng ngày, sau mỗi giờ lên lớp. Trong Đông y cũng có một số cách thực hiện như nhai đinh hương hoặc hung quế vào sáng sớm hoặc uống nước gừng pha cùng mật ong.để bảo vệ họng tránh khỏi những vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập,
Ngoài ra khi giảng bài, giáo viên cần chú ý điều tiết giọng nói, nói vừa đủ nghe, nói từ từ, tránh la hét vì sẽ làm dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên dẫn đến viêm đau họng, khản tiếng, viêm phế quản, ho, có đờm.
Sử dụng các thiêt bị hỗ trợ giọng nói như hệ thống loa micro, máy trợ giảng, micro kèm loa đeo vai hoặc không dây
Đặc biệt, cần lưu ý uống nhiều nước và tăng cường các thực phẩm tự nhiên chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuyệt đối không để họng khô, có thể vừa giảng bài vừa uống nước.
Giáo viên luôn là người phải nói nhiều nhất. Ảnh: Việt Hùng |
Khi đau họng cần làm gì?
Theo chuyên gia, khi bị viêm họng, có thể áp dụng một số vị thuốc, thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp hết đau họng.
– Lấy quả kha tử (giống quả trám, có thể mua ngoài chợ), sao lên, sau đó sắc uống. Bệnh sẽ nhanh khỏi.
– Pha một tách trà nóng và cho vào một thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt. Chanh là chất làm se, có tác dụng giúp màng nhầy của bạn co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng của bạn.
– Rễ cam thảo pha với nước và súc miệng. Bạn có thể mua rễ cam thảo ở dạng bột hoặc chất chiết xuất.
– Giã nhỏ 3-4 nhánh tỏi pha cùng một cốc sữa nóng, hãm từ 10-15 phút, lọc lấy nước trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống 2-3 cốc.
– Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ.
– Súc họng mỗi ngày một vài lần bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.
Lưu ý khi bị viêm họng, tuyệt đối không uống nước lạnh, hút thuốc, uống rượu và các đồ quá nóng.
Tham khảo thêm tại: https://www.facebook.com/GiaoducTH/posts/10214756269238620